Những cách dùng trong quá khứ Androphilia_và_gynephilia

Sự hấp dẫn với tính nam

Magnus Hirschfeld, một nhà tình dục học và bác sĩ người Đức đầu thế kỷ 20, đã chia những người đồng tính nam thành bốn nhóm: người ái nhi (paedophiles), những người bị thu hút nhiều nhất bởi người vị thành niên trước tuổi dậy thì; người ái thiếu niên (ephebophiles), những người bị thu hút nhiều nhất bởi những thiếu niên từ dậy thì cho đến đầu đôi mươi; người ái thành niên (androphiles), những người bị thu hút nhiều nhất bởi những người trong độ tuổi từ 20 đến 50; và người ái lão (gerontophiles), những người bị thu hút nhiều nhất bởi những người đàn ông lớn tuổi, cho đến khi về già.[3][4] Theo Karen Franklin, Hirschfeld đã coi ái thiếu niên là "phổ biến và không phải bệnh lý, trong đó mỗi nhóm ái thiếu niên và ái thành niên chiếm khoảng 45% trong dân số người đồng tính."[5]

Trong cuốn Tuyên ngôn về sự hấp dẫn với tính nam: Từ chối bản dạng đồng tính nam, đòi lại tính nam (Androphilia, A Manifesto: Rejecting the Gay Identity, Reclaiming Masculinity), Jack Donovan sử dụng thuật ngữ này để nhấn mạnh tính nam ở cả đối tượng và chủ thể của ham muốn tình dục đồng giới nam và bác bỏ sự không tuân theo chuẩn tính dục mà ông thấy trong một số bộ phận của bản dạng đồng tính.[6][7]

Khái niệm tính nam luyến ái (androsexuality) thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa với sự hấp dẫn với tính nam.[8]

Sử dụng thay thế trong sinh học và y học

Trong sinh học, tính ái thành niên đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa với tính ưa người (anthropophilic), mô tả những sinh vật ký sinh ưa thích vật chủ là con người hơn là động vật.[9] Tính ái thành niên đôi khi cũng được sử dụng để mô tả một số proteinthụ thể androgen.[10]

Sự hấp dẫn với tính nữ

Một phiên bản của thuật ngữ này đã xuất hiện trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Trong bài thơ Idyll 8, dòng 60, Theocritus sử dụng gynaikophilias (γυναικοφίλιας) như một tính từ nói giảm nói tránh để mô tả sự ham muốn mãnh liệt đối với phụ nữ của Zeus.[11][12][13]

Sigmund Freud sử dụng thuật ngữ gynecophilic để mô tả đối tượng nghiên cứu Dora[14] của ông. Ông cũng sử dụng thuật ngữ này trong thư từ.[15][16] Cách viết biến thể gynophilia đôi khi cũng được sử dụng.[17]

Cũng có trường hợp thuật ngữ tính nữ luyến ái (gynesexuality) được sử dụng như một từ đồng nghĩa. Nhà phân tâm học Nancy Chodorow cho rằng thời điểm tiền Oedipus khi mà cả con trai và con gái đều trải qua giai đoạn tập trung tâm lý và ham muốn tình dục vào người mẹ nên được gọi là sự hấp dẫn với nữ giới hoặc ái mẫu (matrisexuality) cho những người tập trung đặc biệt vào người mẹ.[18]